Xu hướng sản xuất 2025: Định hình ngành công nghiệp với AI, số hóa và phát triển bền vững

xu hướng sản xuất với AI

Ngành sản xuất đang ở trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng trong nhiều năm qua. Chuyển đổi số từng được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng, giúp ngành này đạt được hiệu quả và năng suất chưa từng có. Theo nghiên cứu từ Futurum Group, nhiều doanh nghiệp sản xuất áp dụng cách tiếp cận rời rạc đối với chuyển đổi số, khiến tiến độ bị chậm lại.

Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Xu hướng sản xuất 2025 bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng AI và sản xuất thông minh nhiều hơn để nâng cao khả năng thích ứng và thúc đẩy tăng trưởng. Hãy cùng tìm hiểu những xu hướng sản xuất quan trọng năm 2025 qua bài viết dưới đây!

Tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa: Rà soát lại chuỗi cung ứng và chính sách thương mại

6 Thách Thức Quản Lý Sản Xuât Mà Doanh Nghiệp Sản Xuất Phải Đối Mặt

xu hướng sản xuất 2025

Toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong ngành sản xuất, buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro trong chuỗi cung ứng và những biến động trong chính sách thương mại. Trong năm 2025, xu hướng này sẽ tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất đánh giá lại cách vận hành.

Một trong những giải pháp đang được nhiều công ty áp dụng là đưa sản xuất về gần thị trường tiêu thụ hơn (reshoring hoặc nearshoring). Xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch COVID và tiếp tục được thúc đẩy bởi những xung đột địa chính trị.

Chuyển đổi số bùng nổ: Tận dụng AI để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ  

Trước những thách thức từ toàn cầu hóa và vấn đề cạnh tranh gia tăng, chuyển đổi số trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành sản xuất năm 2025. Các doanh nghiệp đang tập trung vào phát triển năng lực số hóa để đáp ứng kỳ vọng của thị trường.

Theo nghiên cứu của Oxford Economics, hơn một nửa số doanh nghiệp sản xuất tầm trung cho rằng chuẩn bị cho tương lai dựa trên công nghệ là yếu tố sống còn. Đồng thời, họ cũng đặt ưu tiên tích hợp công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh.

Việc chuyển đổi sang nền tảng đám mây và ứng dụng AI để tự động hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình đang trở thành xu hướng tất yếu. Nhờ tự động hóa và tiêu chuẩn hóa, các doanh nghiệp sản xuất có thể thu thập dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác hơn, tối ưu hóa quy trình và giúp dây chuyền sản xuất vận hành tự động hóa nhiều hơn.

Xu hướng chuyển đổi số còn thúc đẩy việc đổi mới sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn. Việc có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình sản xuất và khai thác dữ liệu chuyên sâu giúp các doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn như product-as-a-service.

Xây dựng hệ sinh thái sản xuất linh hoạt: Đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro

Chuyển đổi số ngày càng phát triển khi các doanh nghiệp sản xuất tập trung vào hệ sinh thái vận hành của họ và nâng cao khả năng thích ứng với những gián đoạn

Các nhà sản xuất đang hướng đến việc tăng khả năng giám sát đa tầng trong chuỗi cung ứng, đồng thời giảm sự phức tạp của toàn bộ hệ sinh thái để kiểm soát rủi ro tốt hơn. Bằng cách tự động hóa quy trình và nâng cao khả năng theo dõi toàn diện, doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất và phản ứng nhanh hơn với các vấn đề của chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cũng đặt ra không ít thách thức. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự minh bạch và khả năng theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu, thiết kế, sản xuất, logistics cho đến xử lý cuối vòng đời sản phẩm.

Phát triển bền vững và kinh tế: Lợi thế từ việc đổi mới xanh

xu hướng ngành sản xuất 2025

Bên cạnh việc tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất trong năm 2025 sẽ tập trung vào phát triển bền vững bằng cách tăng cường khả năng tái sử dụng và tái chế sản phẩm.

Xu hướng này được phát triển do nhu cầu của khách hàng, nhà đầu tư cũng như các quy định nghiêm ngặt về môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất không chỉ xem đây là một trách nhiệm, mà còn là một cơ hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Theo một nghiên cứu của SAP, 80% các giám đốc điều hành khẳng định rằng chiến lược phát triển bền vững có tác động tích cực đến lợi nhuận.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn xanh khiến hoạt động kinh doanh vốn đã phức tạp nay lại càng thách thức hơn. Doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch và khả năng theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng. Từ nguồn nguyên liệu, thiết kế, sản xuất, logistics cho đến xử lý cuối vòng đời sản phẩm.

Hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng: Tận dụng tài nguyên

Xu hướng phát triển bền vững trong ngành sản xuất công nghiệp đang hướng tới việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và thủy điện.

Chuyển đổi năng lượng là một bước chuyển biến trên toàn cầu khi thế giới cần tìm kiếm giải pháp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.

Các doanh nghiệp sản xuất đang nghiên cứu vật liệu, linh kiện, thiết bị và hệ thống cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Bao gồm ô tô điện và máy bay chạy bằng nhiên liệu hydro.

6. Quản lý dữ liệu và an ninh mạng

Để khai thác dữ liệu nhằm tối ưu hiệu suất và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất cần có hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ. Trong năm 2025, ngành này sẽ tập trung cải thiện quản lý dữ liệu và bảo mật, đặc biệt là khi AI đang trở thành công cụ cốt lõi trong sản xuất.

Các biện pháp quản lý dữ liệu chặt chẽ, bao gồm việc xác định quyền sở hữu dữ liệu cả nội bộ và trong hệ sinh thái sản xuất là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư vào AI. Nếu không có nền tảng dữ liệu vững chắc và hạ tầng công nghệ thông tin tiêu chuẩn, các doanh nghiệp sẽ khó đạt được năng suất lao động và hiệu quả vận hành như mong đợi.

Tính kết nối ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp hiện đại cũng làm gia tăng nhu cầu về an ninh mạng. Doanh nghiệp không còn làm việc trong các hệ thống khép kín và không thể phụ thuộc vào các đối tác trong chuỗi kinh doanh để đảm bảo bảo mật.

Mức độ rủi ro hiện nay rất cao. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), ngành sản xuất đã trở thành mục tiêu tấn công mạng hàng đầu trong 3 năm liên tiếp. Nguyên nhân là do:

  • Khả năng chịu gián đoạn thấp (chỉ cần hệ thống ngừng hoạt động trong thời gian ngắn cũng có thể gây thiệt hại lớn).
  • Hệ thống an ninh mạng chưa hoàn thiện so với các ngành khác.

Kết Luận

Nhu cầu khách hàng và thị trường luôn thay đổi. Để bắt kịp, các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng đổi mới, thích ứng và tăng trưởng bền vững. Cùng với đó, bằng cách đẩy nhanh chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể đáp ứng những thách thức mới, khai thác cơ hội và duy trì vị thế cạnh tranh trong tương lai.

Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.